Cách thờ bổn mạng có từ thời xa xưa, được lưu truyền cho tới ngày nay. Trong lễ cúng bổn mạng không thể thiếu hoa tre. Hoa tre mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu. Vậy tục cúng bổn mạng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

1. Lễ cúng bổn mạng

Cách thờ bổn mạng bắt đầu” từ ngày mùng 4 – 16 tháng Giêng. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất là tối mồng 8 – 9, vì đó được coi là ngày “tiên sư giáng hạ”. Tại một số địa phương, phong tục “cúng bổn mạng” còn được tiến hành suốt tháng Giêng.

Cách thờ Bổn Mạng CHUẨN trong phong tục người Việt
Cách thờ Bổn Mạng CHUẨN trong phong tục người Việt

Lễ “bổn mạng” cúng ở trang ông, trang bà và thờ tranh bổn mạng – một loại tranh do các nghệ nhân ở làng Sình (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) vẽ. Mục đích của lễ “cúng bổn mạng” là cầu cho thân mạng của người đàn ông hoặc đàn bà được vẹn toàn, thoát khỏi những “tai ương” và rủi ro trong cuộc sống thường nhật, ước nguyện gặp điều tốt lành trong năm. Hay nói cách khác là cầu mong được bảo toàn tính mạng.

2. Cách thờ bổn mạng

Cách thờ bổn mạng khá đơn giản, trên bàn thờ chỉ có hoa quả tươi, bánh trái, cau trầu rượu, một đĩa xôi, và cặp hoa tre. Nếu hoa giấy Thanh Tiên được thờ cúng ở bàn thờ bếp, trang, thì Hoa tre là vật không thể thiếu trong lễ cúng bổn mạng đầu năm. Hoa tre được làm bằng tre tươi, kích thước khoảng bằng chiếc đũa. Một đầu được vót thành nhiều sợi mỏng rồi xoa lại cho tròn, nhuộm phẩm màu thành những bông hoa đỏ, hồng, cam hoặc vàng. Một đầu được vót nhọn để cắm vào chén xôi.

Gia đình nào theo đạo Phật nghĩa là đã “gửi thân mạng” của mình cho Quan Âm Bồ Tát thì lễ bổn mạng gồm xôi chè, hoa quả, bánh kẹo và cặp bông tre. Ngoài 60 tuổi thì không còn phải làm lễ “cúng bổn mạng” nữa.

Cách thờ Bổn Mạng CHUẨN trong phong tục người Việt
Cách thờ Bổn Mạng CHUẨN trong phong tục người Việt

Ngay từ tháng 11, tháng Chạp người ta đã chuẩn bị tre, chọn tre để làm hoa. Để làm hoa tre trước hết là chọn tre còn tươi, sau đó cưa tre thành từng đoạn dài khoảng 20 cm có hình tròn to bằng ngón tay cái, rồi dùng mác (rựa) thật bén để vót tre. Mác càng bén thì đường tre vót ra càng cong vút và sắc nét. Sau khi các cọng tre được vót ra đầy đặn thì dùng tay vo cho hoa tre được tròn trịa hơn, phía dưới vót nhọn để khi cúng cắm vào dĩa xôi gọn gàng.

Hoa tre được nhuộm màu đỏ, màu gạch, màu cánh sen, màu vàng đậm để người mua tùy sở thích mà chọn lựa. Thông thường người mua chọn màu đỏ nhiều hơn vì người ta quan niệm rằng đầu năm sẽ được gặp nhiều may mắn, cái gì cũng “đỏ” như bông hoa tre.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn cách thờ bổn mạng của người Huế nhân dịp khai xuân đầu năm. Hi vọng rằng các bạn sẽ hiểu hơn về phong tục thờ cúng này.

>>> Bài viết liên quan:

  • Cách thờ Bà Chúa Ngọc – Bà Chúa Tiên của người Việt Nam
  • Mẫu thiết kế phòng thờ nhà phố ĐẸP và HỢP phong thủy nhất
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *