Thiết kế nhà thờ tổ truyền thống để lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần và đặc trưng của toàn bộ dòng tộc. Nhà thờ họ có chức năng là nơi thờ cúng, tổ chức đám giỗ, lưu giữ gia phả, văn tự cổ, sắc phong, bài vị, di vật… đặc trưng của dòng họ để lại từ đời này qua đời khác. Vì vậy mà khi thiết kế nhà thờ họ thì mọi người đều coi trọng kiến trúc của nhà thờ.
Quy chuẩn thiết kế nhà thờ tổ truyền thống
Không giống với kiến trúc nhà ở hiện đại, thiết kế nhà thờ họ bằng gỗ có kiểu dáng gần giống với nhà ở truyền thống Việt Nam nhưng vẫn có nhiều nét riêng biệt trở thành quy chuẩn, đặc trưng. Xét về tiêu chuẩn thiết kế, chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ cả tiêu chuẩn về kiến trúc, kết cấu, công năng và những yếu tố phong thủy quan trọng vì đây là công trình mang tính tâm linh và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Quy chuẩn thiết kế kiến trúc:
– Kiến trúc mái: Đối với tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ tổ truyền thống với kiến trúc hai mái truyền thống thì triền mái chuẩn kiến trúc cổ Việt Nam sẽ thẳng, không cong. Trong khi đó, công trình nhà thờ 4 mái, 8 mái thì có hếch lên ở góc mái tạo độ cong và sự thoát tục.
– Hoa văn trang trí, chạm khắc: Ngoài tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ về trang trí mái như đã nói còn có phần trang trí chạm khắc hoa văn trên các thanh quá giang, vì kèo chồng rường…
Trong kiến trúc cổ Việt Nam, chạm trổ, hoa văn trang trí là phần rất quan trọng, nó thể hiện nét đặc trưng từng loại công trình, nét văn hóa từng vùng miền. Đối với kiến trúc nhà thờ họ hoa văn thường thể hiện hình ảnh hoa lá, mây uốn lượn tinh tế… Hiện nay có thêm kiến trúc nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ, các phù điêu có thể được đúc sẵn bằng bê tông từ khuôn cao su non hoặc có thể được nghệ nhân đắp trực tiếp bằng tay.
Quy chuẩn về kết cấu
– Con rường: là các đoạn gối đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái. Càng các con rường bên trên càng ngắn.
– Con lợn: là rường bụng lợn trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc. Bên dưới rường bụng lợn là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.
– Rường cụt: là loại rường nằm ở giữa cột cái và cột quân, chúng nằm chồng trên xà nách. Chúng có nhiệm vụ đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.
Quy chuẩn thiết kế nhà thờ họ về công năng
Đối với nhà thờ họ 3 gian: chia thành 3 không gian rõ rệt tương ứng với 3 chức năng và nội thất khác nhau.
– Gian thờ chính đặt ở chính giữa:
Tại gian thờ chính thông thường bàn thờ tổ được làm 2 cấp hoặc 3 cấp. Bàn thờ án hành thông thường cao 1m47. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ thường đặt bàn thờ này ở trong cùng gian thờ chính cao nhất dùng để đặt ngai thờ hoặc khám thờ ở chính giữa.
Phía trước bàn thờ án hành là bàn thờ ô sa, thông thường cao 1m27. Bàn thờ này đặt ở gian chính, được bài trí bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự, mâm bồng, óng hương, đài nến, bát hương, đỉnh đồng…
– Hai bên gian hồi:
Hai gian thờ bên tả và hữu nhà thờ họ thường một bên sẽ lập một thờ bà cô, ông mãnh và một bên lập bàn thờ cho nhà chi trường hoặc một bàn thờ bà mẹ việt nam anh hùng. Bà cô ông mãnh là từ dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn một số mẫu nhà thờ tổ truyền thống đẹp. Nếu quý khách cần tư vấn chi tiết hơn các mẫu thiết kế nhà thờ họ, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 098.6666.242 – 0975.516.686.