Các sản phẩm thờ cúng trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng từ bàn thờ , tủ thờ, sập thờ,.. Mỗi sản phẩm thờ cúng lại có nét riêng biệt và phù hợp với từng mục đích thờ cúng riêng. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ sập thờ là gì, nó có từ bao giờ, đặc điểm của sập thờ có gì nổi bật ?

Sập thờ là gì và có từ bao giờ ?

Nhiều người còn khá mơ hồ và không hiểu rõ sập thờ là gì ?. Như chúng ta đã biết, sập thờ hiện nay được coi là có niên đại sớm nhất (giữa thế kỷ XVII) tìm thấy ở đình Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội). Sập có kích thước lớn hơn chiếc giường đôi bình thường một ít, có độ cao khoảng 40 cm, bố cục đơn giản, mặt lát ván sơn then, xung quanh cũng là ván bưng kín.
Sập thờ thường khắc rồng và phượng lên đó
Sập thờ thường khắc rồng và phượng lên đó
Một trong những điểm nổi bật ở sập thờ này là những hình trang trí nổi với những rồng, phượng, đặc biệt là hệ thống đao mác được chạm một cách hết sức mạnh mẽ, dứt khoát và như một chuẩn mực của nghệ thuật đương thời.

Thông tin về chiếc sập thờ đầu tiên

Chiếc sập thờ đầu tiên ra đời vào thời Chính Hòa (1680-1705) bằng chất liệu đá ở trước cửa điện thờ chính đền vua Đinh Tiên Hoàng ( cố đô Hoa Lư – Ninh Bình). Để tạo thế uy nghi cho sập, các nghệ nhân điêu khắc đã tạc thêm hai con rồng bó hai bên, nhằm tạo thế tay ngai thể hiện vị trí của vua.
Chiếc sập đá này thường được gọi vân sàng hay long sàng. Trên mặt sập là một con rồng khá lớn, trung tâm là đầu và thân uốn vòng quanh. Con rồng được được khắc rất tinh xảo, nhiều khi nó không tuân thủ những quy định, cụ thể là các móng chân lúc thì mang dáng móng chim ưng, lúc lại như bàn tay người, thậm chí có chân tới 6 ngón.
Sập thờ khắc rồng tượng trưng cho trời đất và mây
Sập thờ khắc rồng tượng trưng cho trời đất và mây
Hình ảnh rồng tượng trưng cho bầu trời và mây, chủ của nguồn nước phồn thực. Kết hợp cùng với nó là đường diềm rất đẹp, bốn phía được chạm nổi những biểu tượng liên quan tới nước như đôi rồng chầu cụm vân xoắn ốc tỏa đao mác, hình cá, tôm, chuột nước, thiên nga rất sống động. Mặt đứng của sập thờ được bố trí một đường điểm lá sõi trong tư thế kênh tạo cho thân sập ở mặt trước mang tính điêu khắc rất cao với những ô chữ nhật trang trí nổi hình các linh thú chạy về ô trung tâm là hoa cúc.
Sập ở đền thờ vua Đinh có phần thân thấp hơn phần đế và phần mặt sau của sập chỉ chạm nổi một hàng hoa chanh 4 cánh đơn. Phần dưới được mở rộng bằng một gờ giật cấp vuông thành sắc cạnh, rồi mở rộng thêm bằng một mặt cong hình lợi châu, ở mặt trước, hình chạm khắc chủ yếu là vân xoắn và đao mác với chính tâm là bông hoa cách điệu, song nét chạm phần bụng khá sâu như tạo hình chân quỳ dạ cá rất rõ rệt. Mặt sau cũng biểu hiện hình chân quỳ dạ cá song phần bụng nông, trang trí nhiều hơn.
Sập ở đền thờ vua Đinh
Sập ở đền thờ vua Đinh
Chiếc sập thờ hiện tại ở đền thờ vua Đinh cao chưa đến 40cm, để tạo thế uy nghiêm cho chiếc sập, người ta đã kê nó kê trên một nền bó vỉa đá hộc. Có thể nói chiếc sập này là một hiện vật chính trong ý thức tôn thờ nên phần trên của nó được làm bằng đá nguyên khối, còn phần dưới được lắp ghép. Khoảng thế kỷ XVIII ở trước nghi môn ngoại đền Đinh cũng có một chiếc sập tương tự , với cùng một bố cục, trên mặt cũng chạm rồng, phần thân cũng bổ ô trang trí các linh vật và bốn mặt phần đế kết cấu kiểu chân quỳ dạ cá, bốn góc là bốn thao thiết, chính giữa là một hổ phù rất dữ tợn.
Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu sập thờ là gì và cung cấp thông tin về một số sập thờ đời đầu tiên.
Tham khảo bài viết:
  • Một số mẫu tủ thờ khảm trai đẹp thiết kế sang trọng
  • Một số mẫu bàn thờ treo tường đơn giản với phong cách hiện đại
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *