Cách bày hoa quả bàn thờ trong những dịp ngày rằm, ngày lễ, Tết với những người phải làm lần đầu quả thật sẽ rất lúng túng. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn về phong tục không thể thiếu này của người Việt Nam.

A. Hoa quả thường được sử dụng trong thờ cúng

1. Quả nên sử dụng để thờ cúng

Trên bàn thờ thường bày 5 loại quả. Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, là những yếu tố tạo nên vũ trụ. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – Quý (sang trọng) – Thọ (sống lâu) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình yên).

Tùy từng vùng miền mà quan niệm về mâm ngũ quả lại khác nhau:

Người Nam bộ có cách đọc “trại âm” hay đơn tiết nên lựa chọn các loại quả mang ý nghĩa như Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) – Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).

Người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn. Quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật; bưởi và dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh, cát tường.

Đối với người miền Trung, cách bày hoa quả bàn thờ lại đơn giản hơn, bất kể cúng ngày rằm, lễ hay tết đều chủ yếu dựa vào các thức quả có sẵn của vùng miền. Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên gần như không có nhiều quy tắc.

Dưới đây là một số loại quả được khuyên dùng:

1. Táo: Táo tượng trưng cho sự yên bình và hòa hợp. Táo cũng được ưa chuộng vì màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành.

2. Cam: Cam được coi như lời cầu nguyện về may mắn, thành công.

3. Chuối: Chuối mang ý nghĩa là “thu hút” nên hay được dùng để thờ cúng. Tuy nhiên, nếu đi tảo mộ hay trong tháng cô hồn, gia đình không nên dùng chuối để tránh “chào đón” các vị khách không mời mà tới.

4. Dưa: Dưa tròn tượng trưng mong muốn mọi việc được tròn đầy, hoàn chỉnh, thống nhất.

5. Dứa: Dứa được coi là biểu tượng phong thủy truyền thống cho sự giàu có và may mắn.

6. Đào: Đào được quan niệm như món ăn của thần tiên, ngụ ý xin sức khỏe, sự dẻo dai, trường thọ.

7. Bưởi: Trong tiếng Hán, từ “bưởi” phát âm giống như là “con trai”. Do vậy, mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái.

8. Lựu: Cũng giống như bưởi, lựu mang ý nghĩa cầu mong con đàn cháu đống.

2. Hoa nên sử dụng để thờ cúng 

Hoa ly, hoa rơn, hoa loa kèn, hoa huệ là những loại hoa nên sử dụng. Đặc biệt chú ý khi thắp hương gia tiên không nên thắp bằng hoa hồng bởi hoa hồng sẽ có gai cũng như hoa hồng được bón bằng phân gà. Nên khí của hoa hồng hấp thụ sẽ không tốt

Khi thắp hương cho Phật, Thánh thì quý vị không nên thắp hương hoa Cúc. Bởi hoa cúc chỉ dành cho gia tiên cho vong, cũng như hoa Cúc thích hợp khi thắp ở ngoài nghĩa địa, mồ mả cũng như ở ngoài nghĩa trang

B. Cách bày hoa quả bàn thờ gia tiên

Trong những loại quả kể trên quý vị có thể chọn ra 5 loại quả để bày lên bàn thờ.

Nếu gia đình nào có 5 bát hương thì sẽ được xếp theo 5 loại, gia đình nào có 3 bát hương sẽ sắp xếp theo 3 loại hoa quả, cũng như kích thước mỗi loại quả nên đều nhau.

Ví dụ mua 3 quả cam canh để chia đều vào 3 ban thì kích thước 3 quả này nên tương đồng với nhau

Lưu ý: Một nguyên tắc căn bản khi thờ cúng là chỉ sử dụng số lẻ : 1,3,5,7,9. Vậy nên đó là lý do vì sao bát hương luôn chỉ là 1,3,5. Đốt hương cũng phải là 1,3,5 que hương. Khi mua quả cũng phải mua số lẻ

Nên mua những quả tươi và có lá, lá trên quả cũng nên là 1 lá, 3 lá hoặc 5 lá. Lá ở đây sẽ tượng trưng cho lộc và sự may mắn.

Cách bày hoa quả thắp hương theo một gia đình có 3 bát hương: Công đồng gia tiên, Thổ công thần linh chúa đất, Hội đồng bà Cô, ông Mãnh những người chết trẻ trong dòng họ

  • Bước 1: Đặt quả đẹp nhất ở giữa chia đều cho 3 ban không ban nào nhiều hơn, không ban nào ít hơn.
  • Bước 2: 3 quả còn lại đặt ở 3 hướng theo 3 ban khác nhau. Lúc này trên đĩa sẽ để lại 3 khoảng trống, đây là vị trí chúng ta đặt loại quả thứ 5 vào
  • Bước 3: Tiếp đó có thể cuốn giấy tiền vàng hoặc tiền thật vào trong đĩa quả sao cho đĩa quả được  đầy đặn cũng như trở nên đẹp mắt hơn

Trên đây là cách bày hoa quả bàn thờ ngày rằm, lễ, Tết theo phong tục mỗi miền Việt Nam. Hi vọng nó sẽ giúp ích được các bạn trong cách bày trí mâm ngũ quả được đẹp nhất.

Nguồn: https://banthoviet.com.vn/cach-bay-hoa-qua-tren-ban-tho-ngay-tet-theo-phong-tuc-3-mien.html

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *